Home

Hàm trinh thiện lục

Hai chữ 含貞 “hàm trinh” được lấy từ lời hào từ quẻ thuần Khôn trong kinh Dịch, nguyên văn là 含章可貞,或從王事,无成有終 (hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung), nghĩa là “ngậm giữ điều tốt đẹp thì có thể giữ bền được, có thể giúp người làm việc lớn dẫu không thành nhưng vẫn có kết quả cuối cùng”.

Lấy hai chữ 含貞 “hàm trinh” để nhắc nhở rằng phải thường giữ sự khiêm tốn thầm lặng, trong mọi việc phải vững ở chỗ ngay chính, bền bỉ, vô tư thì mới có thể giúp người. 善錄 “thiện lục” tức những ghi chép cẩn trọng, lặng lẽ bổ vào cái còn thiếu, làm toàn vẹn thêm cái đã thành, đây là ý nghĩa của bốn chữ 含貞善錄 “Hàm trinh thiện lục” vậy.

Bài viết nổi bật

Có nên gọi Đại Pháp là “Ông”?


Trong bản Chuyển Pháp Luân tiếng Việt hiện hành, khi lật ra trang đầu tiên phần Luận ngữ, chúng ta thấy câu mở đầu như sau:

“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa, của tạo hóa vũ trụ, nội hàm từ cực nhỏ đến cực lớn, có triển hiện khác nhau tại các tầng thứ thiên thể khác nhau”. (Bản dịch, Chuyển Pháp Luân – Luận ngữ)

Vì sao chúng ta nên thảo luận về vấn đề dịch thuật sách Đại Pháp?

Trong thời gian gần đây, nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Việt Nam bắt đầu cùng nhau học Pháp bằng tiếng Hoa, trước đó cũng đã có nhiều người bỏ công sức và thời gian để học tiếng Hoa nhằm có thể đọc các kinh sách Đại Pháp bằng chính ngôn ngữ mà Sư Phụ dùng để thuyết giảng. Và dần dần, nhiều người nhận ra những vấn đề còn tồn tại của các bản dịch kinh sách tiếng Việt.

Chia sẻ: Vài ý kiến về cách đọc “trí tuệ” hay “trí huệ” trong các bản dịch sách Đại Pháp tiếng Việt

Vừa qua có nhiều học viên hỏi tôi về vấn đề cách đọc “trí tuệ” và “trí huệ” cách đọc nào đúng và “gần với ý của Sư Phụ” hơn. Xin có một vài chia sẻ đến mọi người như thế này.

300 năm trước, người Việt đã giải quyết vấn đề hậu chiến như thế nào?
“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi…”

Thế kỷ 16 – 17 là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Việt Nam, sự suy yếu của Lê triều sau giai đoạn thịnh trị đã khiến cho thượng tầng xã hội Việt Nam phân rã thành bốn thế lực đối đầu nhau, gây ra một cuộc nội chiến “huynh đệ tương tàn” trong non một thế kỷ.

Chú thích một số danh từ trong sách Chuyển Pháp Luân

Thể theo yêu cầu của một số học viên Pháp Luân Đại Pháp mà tôi biết, muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của những danh từ trong sách Chuyển Pháp Luân như tên người, các danh từ dùng trong Đông y, thành ngữ, điển tích… Tôi đã làm một vài bước khảo cửu ban đầu và chú thích một số từ ngữ quan trọng, nay xin được chia sẻ với mọi người để cùng tham khảo

Trung Quốc có xứng đáng được gọi là “quốc gia trung tâm”?


Một số người bạn hỏi tôi rằng: Quan điểm của tôi về văn hóa Trung Quốc như thế nào? Người Việt nên nhìn nhận văn hóa Trung Hoa như thế nào cho đúng? Sùng bái chăng? Kỳ thị chăng?

Copyright© Ham Trinh Blog

Mọi bài viết trên trang này đều thuộc sở hữu của Hàm Trinh Blog, khi quý vị chuyển đăng trên bất cứ một trang nào khác xin vui lòng dẫn link và nguồn bài viết gốc, nếu quý vị muốn sử dụng nội dung bài viết với mục đích thương mại, xin hãy liên lạc với chúng tôi.

Mọi ý kiến đóng góp và phản hồi, xin gửi về địa chỉ email: lienlac.hamtrinh@gmail.com

Design a site like this with WordPress.com
Get started